Danh sách đồ sơ sinh và hướng dẫn sử dụng đồ sơ sinh

Thế Giới Mẹ và bé Sao Đỏ sẽ cùng với các mẹ lên danh sách mua sắm đồ sơ sinh vừa đảm bảo Đủ nhưng vẫn rất Tiết Kiệm các mẹ nhé!

1. Đầu tiên là danh sách sản phẩm đồ sơ sinh dành cho bé

Các mẹ nên đối chiếu với những thứ được cho có thể sử dụng lại được để đảm bảo tránh lãng phí nhé. Tuy nhiên các sản phẩm liên quan đến vệ sinh cá nhân như bình sữa, khăn sữa … thì không được sử dụng lại mà phải mua mới các mẹ nhé.

– Quần cotton sơ sinh: quần đũng rộng, chun mềm 10 chiếc
– Áo cotton buộc dây hay cài khuy lệch (vừa đảm bảo giữ ấm cho ngực bé, vừa thoải mái 10 chiếc
– Áo liền quần: để giữ ấm cho bụng của bé 3 chiếc
– Bao tay, bao chân cho bé 6 bộ
– Mũ cho trẻ sơ sinh cotton mùa đông hoặc băng thóp mùa hè 3 chiếc
– Yếm dãi 5 chiếc
– Băng rốn cotton (Nếu sinh các viện lớn có thể bỏ qua vì hiện nay có công nghệ đốt và kẹp rốn) 2 chiếc
– Gạc tưa lưỡi (Sẽ dùng đến lớn nên các mẹ có thể mua nhiều để tránh việc đi lại) 3 hộp
– Miếng lót phân su kết hợp với tã chéo 10 tã và 3 bịch lót phân su
– Bỉm sơ sinh dưới 5kg hoặc miếng lót NB1 kết hợp với quần đóng bỉm 2 bịch
– Nước muối sinh lý 1 lốc
– Khăn sữa Nhật Bản (chọn khăn không bị xổ lông) 20 chiếc
– Khăn quấn cho bé hay ủ kén để bé ngủ ngon hơn 2 chiếc
– Khăn choàng khi tắm có mũ chóp sử dụng khi bé đi ra ngoài 2 chiếc
– Chăn cho trẻ sơ sinh chất liệu cotton hay vải mềm để đắp khi mát trời hay trong môi trường điều hòa 2 chiếc
– Miếng lót thay tã (kích thước 70 x 90cm) hay còn gọi là lót chiếu xốp, lót chiếu nỉ 2 chiếc
– Gối chặn chống giật mình (chọn loại chặn qua ngực hoặc loại đỡ lưng) 1 chiếc
– Gối chống bẹt đầu 2 chiếc
– Tăm bông sơ sinh loại nhỏ (2/3 đầu bông là ngưỡng tối đa sử dụng để vệ sinh tai hay mũi cho bé 1 hộp
– Bấm móng tay 1 chiếc
– Giấy khô đa năng có thể nhúng nước ấm làm khăn ướt hoặc để khô làm khăn khô 3 bịch
– Bình sữa là loại bình sữa an toàn nhất cho bé. 1 chiếc
– Sữa công thức phòng trường hợp không có sữa mẹ. Có thể mua meij thanh của nhật 5 thanh
– Giá úp bình sữa 1 chiếc
– Móc treo quần áo cho bé 20 chiếc
– Cốc và thìa để cho bé uống nước 1 chiếc
– Cọ bình sữa cho bé 1 chiếc
– Nước rửa bình sữa, hãy tránh những loại có mùi thơm đặc biệt 1 chiếc
– Dầu gội và tắm cho bé 1 chai
– Kem chống hăm 1 hộp
– Hút mũi cho bé (chọn loại có đầu hút nhỏ và mềm) 1 chiếc
– Cặp nhiệt độ cho bé (đo tai hoặc đo hậu môn) 1 chiếc
– Dụng cụ đo nước tắm (nhiệt độ 35 – 38 độ C là nhiệt độ lý tưởng) 1 chiếc
– Chậu tắm cho bé và giá tắm cho bé 1 chiếc
– Túi đựng đồ sơ sinh để đựng đồ cho bé ra ngoài (có thể có hoặc không) 1 chiếc
– Nước giặt quần áo cho bé (tránh loại có mùi thơm đặc biệt) Dnee hoặc Kodomo 1 hộp
– Thùng rác có nắp 1 chiếc
– Màn chụp chống muỗi 1 chiếc
Các sản phẩm mở rộng nếu cần
 – Xe đẩy trẻ em 1 chiếc
– Tủ đựng đồ cho bé 1 chiếc
 – Đo nhiệt độ và độ ẩm trong phòng bé 1 chiếc
 – Nôi nhỏ hoặc cũi 1 chiếc
 – Máy vắt sữa để vắt hoặc kích thích ty mẹ + túi trữ sữa 1 chiếc
 – Máy hâm sữa, tiệt trùng bình sữa 1 chiếc

2. Danh sách đồ dùng cho mẹ

– Áo lót bầu 2 chiếc
– Miếng lót thấm sữa 1 bịch
– Áo choàng để bế bé đi ra ngoài 1 chiếc
– Bỉm mẹ 6 chiếc
– Quần lót dùng 1 lần 5 chiếc
– Băng vệ sinh 1 bịch
– Dung dịch vệ sinh phụ nữ 1 chai
– Gen bụng 1 chiếc
– Kem dưỡng 1 hộp
– Tất ngắn giữ ấm cho chân 2 đôi

Các mẹ có thể đối chiếu với danh sách trên với sản phẩm nhà mình đã được cho để có thể có những lựa chọn đủ nhất, tránh lãng phí nhé.

Chọn bỉm miếng lót phân su hay miếng lót nb?

Các mẹ giai đoạn sơ sinh tháng đầu có 3 lựa chọn:

– Đầu tiên là tã + tấm lót phân su chống thấm: ưu điểm là tiêt kiệm tuy nhiên vì chỉ dùng trong vài ngày đầu rồi không dùng đến tã nữa nên cũng sẽ hơi lãng phí.

– Thứ 2 là quần đóng bỉm và miếng lót NB, dạng này giống như quần chip kết hợp với băng vệ sinh của mẹ. Cũng sử dụng trong tháng đầu thôi rồi cũng bỏ nên cũng chưa hẳn là tiết kiệm lắm.

– Thứ 3 là sử dụng luôn bỉm dán cạnh hông ưu điểm là tiện lợi, sạch sẽ nhưng chi phí sẽ cao hơn hai loại trên một chút. Mẹ có thể lựa chọn merries hoặc goon nhật cho đỡ hăm hoặc các loại bỉm dán nội cho tiêt kiệm.

Hết tháng đầu thì các bé sử dụng bỉm dán nên quần đóng bỉm và tã không được sử dụng nữa.

Rơ lưỡi và cách làm sạch lưỡi cho bé

Có nhiều mẹ thắc mặc là tại sao phải lau lưỡi thường xuyên cho bé? Rơ lưỡi là gì? Vì sao khi lau lưỡi cho bé, dù đã cẩn thận lắm rồi nhưng mà bé vẫn bị oẹ?
Các mẹ cùng tìm hiểu về Rơ lưỡi và cách làm sạch lưỡi cho bé như sau nhé:
– Rơ lưỡi là những cặn màu trắng nằm ở trong lưỡi của bé, từ lưỡi vào tới tận cuống lưỡi, và thường có nhiều ở cuống lưỡi.
– Đánh rơ lưỡi (lau lưỡi) cho bé là mình đang vệ sinh khoang miệng cho bé sạch sẽ, tạo thói quen cho bé như các mẹ đánh hàng ngày ạ!

  • Các mẹ chia sẻ với nhau là dùng mật ong để đánh lưỡi, miệng làm sạch, nhưng có nhiều bé vẫn bị nôn, oẹ là sao? Vì có nhiều bé dị ứng với thành phần của mật ong, mà hiện nay trên thì trường có rất nhiều mật ong giả nữa, cái này cực nguy hiểm, nếu kiếm đc mật ong chuẩn thì mới nên dùng! Cũng có thông tin mật ong không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì có nhiều khuẩn sống (cần kiểm chứng lại)
  • Một vài thứ có thể dùng để đánh rơ lưỡi: lá ngót dã nhỏ ra (nhưng giờ lắm thuốc sâu, nếu mẹ nào có rau ngót tự trồng thì hãy dùng nhé) . Đơn giản hơn các mẹ có thể dùng nước âm, nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh (các mẹ nhớ mua loại cho trẻ sơ sinh nhé), hoặc ra hệu thuốc mua dung dịch đánh lưỡi, bác sĩ sẽ đưa cho.
  • Khi đánh rơ lưỡi, các mẹ chú ý với dụng cụ đánh mà lồng đc vào tay thì các mẹ chỉ nên đánh ở phần ngoài lưỡi, còn đừng cho sâu vào cuống lưỡi, bé sẽ oẹ ngay ạ, với phần cuống lữoi thì hãy dùng tăm bông ngoáy tai, và nhớ nhẹ nhàng nhé, ban đầu có thể không sạch ngay nhưng dần dần thì sẽ sạch, tránh để bé nôn =((
  • Các mẹ không phải chỉ đánh lưỡi mà còn phải vệ sinh tất cả 2 hàm, hốc má .. như mình đánh răng vậy
  • Thường thì mấy ngày đầu đánh là sạch rơ lưỡi , nhưng về sau các mẹ vẫn nên duy trì thói quen này giúp sạch răng miệng cho bé.
  • Một điều cần lưu ý nữa là hàng ngày nên nhỏ mắt, nhở mũi bằng nước muối sinh lý cho bé, như vậy có thể làm sạch mắt, mũi, một phần nước muối xuống họng sẽ tự động làm sạch rơ lưỡi cho bé
  • Nên đánh rơ vào lúc bé chưa ăn, nếu bé nào bị oẹ thì đỡ khổ thân :((
  • Nên làm 2 lần nếu bé đã quen, thời gian đầu bé sẽ khá là sợ thì mình chỉ cần làm một lần vào buổi sáng lúc bé mới ngủ dậy là được

 

Mẹo mua sắm:

  • Các mẹ nên đi mua 1 lần đủ hết sau đó soát lại theo danh sách để tránh nhớ quên hay mua đi mua lại nhiều lần lãng phí.
  • nên sắm sơ sinh vào khoảng tuần 31-32 để tiện giặt giũ và bảo quản đồ.
  • Nên căn cứ theo thời tiết dự kiến mùa sinh để sắm đồ dày mỏng phù hợp theo mùa.
  • Các sản phẩm như bao tay bao chân nên mua 1 màu để nếu có mất hay thất lạc sẽ không bị cọc cạch.
  • Chi phí tối thiểu trung bình của bộ sản phẩm sơ sinh trên từ 1.5-2 triệu đồng.

Cần tư vấn thêm vui lòng gọi hotline của Thế Giới Mẹ và Bé Sao Đỏ: 1900.96.96.03