13 điều bình thường ở trẻ sơ sinh mà mẹ không cần lo lắng

Nghẹt mũi sinh lý – Khò khè ở trẻ sơ sinh
Nghẹt mũi sinh lý là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, mũi bị tịt do dịch nhầy ứ đọng. Nguyên nhân là do lỗ mũi của trẻ lúc này còn nhỏ nên chỉ cần một chút vảy mũi hay dịch mũi đọng lại cũng sẽ cản trở lưu thông đường thở, dẫn đến khó thở. Biểu hiện của nghẹt mũi sinh lý là tiếng thở khò khè.
Nghẹt mũi sinh lý không ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ, trẻ vẫn tăng trưởng bình thường với mức tiêu chuẩn như những đứa trẻ khác. Trẻ cũng không có biểu hiện kèm theo khác như ho, sổ mũi, sốt.
Cách xử lý là nhỏ nước muối sinh lý ấm hàng ngày cho trẻ. Điều chỉnh độ ẩm của phòng bé.

Nấc cụt
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh được tạo ra do cơ hoành bị kích thích không liên tục đồng thời nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột. Đây là hiện tượng hay gặp ở các trẻ dưới 1 tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nấc cụt ở trẻ sơ sinh như:

– Trẻ bú quá no, nuốt phải không khí.

– Trào ngược dạ dày vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện.

– Nhiệt độ thay đổi đột ngột

Nấc cụt không ảnh hưởng gì tới bé, ngoài việc gây ra người lớn sự khó chịu và lo lắng.
Xử lý bằng cách vỗ ợ hơi và tránh để trẻ bú quá no, đảm bảo nhiệt độ không thay đổi đột ngột.

Nôn trớ

Nôn là tình trạng bình thường ở trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện.
Lưu ý khi trẻ nôn trớ không được bế trẻ dậy tránh con bị sặc, cha mẹ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để không bị sặc chất nôn, sau đó hút hoặc quấn khăn gạc sạch vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ. Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng giúp trẻ ho nốt chất nôn còn lại trong họng.
Xử lý bằng các vỗ ợ hơi, không cho con ăn quá no, giữ nguyên tư thế cho con ăn 10 phút để tránh nôn trớ. Có thể bổ sung một số sản phẩm như biogaia giúp trẻ hoàn thiện tiêu hóa nhanh hơn.

Sụt cân tuần đầu sau sinh
Những ngày đầu sau sinh, cân nặng của bé giảm không quá 10% so với lúc mới sinh, bé vẫn ăn ngủ bình thường… đó là sụt cân sinh lý. Nguyên nhân do bé bị mất nước qua đường hô hấp, bài tiết phân và nước tiểu, nôn những dịch bẩn, nước ối mà bé đã nuốt phải trong quá trình chuyển dạ. Có 2 loại sụt cân:

Nếu con sụt cân mà không tăng trở lại kèm theo sốt, ăn kém, mệt mỏi, da nhợt nhạt thì cần đưa trẻ thăm khám ngay lập tức.

Vặn mình, đỏ mặt
Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình là phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể. Do trẻ mới sinh nên các tế bào thần kinh, thể vân, vỏ não chưa phát triển hoàn thiện, phần dưới vỏ hoạt động chiếm ưu thế hơn. Trẻ vặn mình, vận động tay chân hay rướn người để tìm cách thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.

Ngoài ra, trẻ vặn mình cũng do: Môi trường ngủ không thoải mái, ồn, ánh sáng mạnh; trẻ đói; trẻ đi tiểu hoặc đi ngoài; tã hoặc bỉm ướt, quấn khăn chặt…

Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình là phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể
Nếu vặn mình kèm theo các biểu hiện bất thường khác như gồng mình, hay giật mình, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, nôn ói… thì cha mẹ nên lưu ý đây có thể là biểu hiện của bệnh lý.

Đồ mồ hôi trộm
Nếu trẻ ngủ trong vòng 30 phút đổ mồ hôi là sinh lý bình thường.
Sau 30 phút khi ngủ (loại bỏ yếu tố nhiệt độ) kèm theo quấy khóc ban đêm, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, rụng tóc vành khăn… thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra xác định nguyên nhân có phải do trẻ thiếu canxi không.

Tuyến vú sưng to
Trẻ sơ sinh là bé trai hay bé gái có thể có bộ ngực phát triển, nhìn giống như bị sưng hoặc có khối u to, mềm; thậm chí một số bé còn bị sưng dưới núm vú. Đây phần lớn là dấu hiệu sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh.

Một số trường hợp khi vú của trẻ sưng, đỏ, đau, tiết dịch kèm dấu hiệu sốt thì mẹ hãy đưa bé đi khám ngay.

Kinh nguyệt giả
Khi mới chào đời, lượng estrogen trong cơ thể trẻ giảm dần khiến lớp niêm mạc tử cung bong ra và xuất hiện kinh nguyệt giả. Tình trạng này rất hiếm gặp, thường xảy ra từ 3 – 7 ngày sau khi em bé chào đời và sẽ kéo dài khoảng một tuần. Do đó cha mẹ khoog cần quá lo lắng.

Vàng da
Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh xảy ra do sự tích tụ của Bilirubin – chất có màu vàng được sinh ra khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ.
Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và sẽ tự hết.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp vàng da đậm rộng xuất hiện sớm, không hết sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng thì đưa ngay tới cơ sở y tế để được chiếu đèn và điều trị.

Mụn sữa
Mụn sữa là tình trạng da phổ biến ở trẻ sơ sinh mang tính chất tạm thời, không cần điều trị. Mụn sữa xảy ra trong vài tháng đầu đời của trẻ nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến 2 tuổi.

Viêm da tiết bã (cứt trâu)
Viêm da tiết bã hay cứt trâu là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh khoảng 3 tháng tuổi nhưng nó có thể kéo dài đến một năm hoặc lâu hơn.
Hầu hết tình trạng cứt trâu thường biến mất khi trẻ 1 tuổi, nhưng cũng có trường hợp kéo dài hơn
Cứt trâu ở trẻ sơ sinh thường lành tính và không ảnh hưởng đến bé. Tuy nhiên, khi trẻ bị cứt trâu sẽ ngứa ngáy và khó chịu, đôi khi gây mất thẩm mỹ.
Mẹ có thể gội đầu kết hợp với dầu ủ để loại bỏ cứt trâu cho bé.

Rôm sảy
Rôm sảy là những nốt mụn nước mẩn đỏ dưới da, xuất hiện ở cổ, ngực, lưng, gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ.
Đối với trẻ rôm sảy các mẹ tắm cho bé với các loại sữa tắm trị rôm sảy hoặc tắm các loại thảo dược trị rôm sảy cho bé là được. Nếu vết rôm sảy bị nhiễm trùng, nặng và ăn sâu thì cần liên hệ bác sỹ da liễu để xử lý sớm.

Các vết bớt
– Vết bớt sắc tố sẫm màu như đen, tím, xanh, nâu có kích thước vài cm hoặc lan rộng hết cả đùi, mông. Các vết bớt này hình thành do sự ứ đọng và tăng bất thường sắc tố melanin dưới da.

 

======

Tư vấn viên: Hoàng Văn Trường

Chứng chỉ số 00008A4/2020/B19 Viện dinh dưỡng QG

Hân hạnh phục vụ mẹ và bé!