Trong quá trình chuyển dạ, do nhiều trường hợp không thể sinh thường, bác sĩ buộc phải tiến hành ca mổ bắt con và gây tê tủy sống trước khi thực hiện.
Chắc hẳn những phụ nữ đã từng sinh con bằng phương pháp sinh mổ sẽ biết đến việc gây tê tủy sống. Trước khi thực hiện việc mổ để bắt con, bác sĩ sẽ gây tê tủy sống ở vị trí khoảng giữa lưng nhằm gây tê cục bộ. Có hai cách gây tê phổ biến đó là gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng xương sống cứng. Hai cách này được gọi là gây tên “bán thân”.
Gây tê tủy sống được thực hiện bằng cách tiêm thuốc gây tê vào vùng dịch não tủy. Việc gây tê nhằm giúp người mẹ vẫn tỉnh táo, giúp điều hòa nhịp tim và huyết áp trong quá trình mổ bắt con. Gây tê tủy sống giúp xác suất nguy hiểm cho bé xuống thấp nhất có thể.
Gây tê tủy sống được thực hiện trước 10 phút khi thực hiện mổ bắt con. (Ảnh Pinterest)
Tác dụng phụ của việc gây tê khi vừa sinh xong
Khoảng thời gian sau khi bác sĩ mổ bắt con, thuốc gây tê cũng ngấm sâu dần vào cơ thể người mẹ. Tác dụng ngay sau khi gây tê thường là hạ huyết áp do thuốc phong bế mạnh hệ giao cảm.
Tác dụng phụ thường thấy của thuốc gây tê sau khi gây tê khoảng 30 phút khiến sản phụ đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, khó thở, khó đi tiểu và đau phần lưng xung quanh vị trí tiêm thuốc gây tê.
Có nhiều trường hợp phản ứng khá mạnh với thuốc gây tê như co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, suy tuần hoàn. Ở những trường hợp này, các bác sĩ sẽ có những giải pháp cấp cứu kịp thời để không làm ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi.
Gây tê thường có những tác dụng phụ. (Ảnh Pinterest)
Tác dụng phụ của việc gây tê sau sinh một thời gian dài
Tác dụng phụ của thuốc gây tê không chỉ xuất hiện trong vài tuần đầu sau sinh mà còn có thể kéo dài 1 năm, thậm chí vài năm sau sinh. Hiện tượng phổ biến nhất của tác dụng phụ sau khi gây tê đó là đau đầu. Nguyên nhân gây đau đầu được giải thích là do sự rò rỉ của dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng làm giãn mạch máu và tăng áp lực não tủy.
Bên cạnh đau đầu, phụ nữ sau sinh thường đau lưng, có nhiều người đau dữ dội đến mức khó ngồi dậy sau khi nằm hay ngồi chỉ vài phút là đau lưng dù đã sinh xong được một thời gian dài.
Khoảng 30 – 40% phụ nữ sau sinh thực hiện gây tê tủy sống bị ngứa toàn thân, thay đổi thính lực, tổn thương hệ thần kinh. Nhiều trường hợp nặng còn có thể bị nhiễm trùng quanh cột sống, tê liệt toàn thân.
Sau sinh, tác dụng phụ của thuốc gây tê vẫn còn. (Ảnh Pinterest)
Những cách làm giảm tác dụng phụ của thuốc gây tê
Khi xuất hiện những cơn đau, các bác sĩ thường khuyên phụ nữ sau sinh nên sử dụng thuốc giảm đau nếu cảm thấy không thể chịu đựng được những cơn đau. Những loại thuốc có chứa caffeine có thể làm giảm áp lực trong não và co mạch máu não. Ngoài ra, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra trong quá trình hậu sinh, sản phụ nên nghỉ ngơi, tập luyện thể thao nhẹ nhàng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu khi xương còn chưa hồi phục sau quá trình gây tê.
Cũng có nhiều trường hợp, phụ nữ sau sinh trải qua quá trình gây tê sẽ xuất hiện hiện tượng tê chân do tổn thương thần kinh. Với những trường hợp này, các mẹ nên massage chân, uống nhiều nước và tập vận động nhẹ nhàng. Nếu một thời gian dài không đỡ thì nên có liệu pháp vật lý trị liệu để tránh ảnh hưởng đến cơ xương và tâm lý của người mẹ.