Táo bón ở trẻ và cách khắc phục

Táo bón ở trẻ là một vấn đề thường xuyên gặp phải của các mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ, táo bón ngắn hạn thường không có gì ảnh hưởng tuy nhiên nếu táo bón lâu ngày có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trẻ.

Đầu tiên phải nhận định thế nào là táo bón và phân biệt táo bón với quá trình giãn ruột ở trẻ.

  • Trẻ 1 tuần không đi vệ sinh nặng chưa chắc là táo bón. Giai đoạn trẻ sơ sinh đặc biệt từ 3 tháng tới 9 tháng sẽ xuất hiện giai đoạn ruột của trẻ giãn ra về thể tích gọi là giai đoạn giãn ruột, khi đó bé sẽ có tình trạng 4-5 hôm thậm chí 10 hôm không đi vệ sinh nặng là bình thường. Mẹ cần lưu ý nếu bé vẫn chơi đều, ăn ngủ tốt, không quấy khóc hoặc bụng dưới không bị chướng thì bé vẫn hoàn toàn bình thường, không cần can thiệp gì hết.
  • Táo bón là hiện tượng khi trẻ có các biểu hiện sau:
  1. Đi đại tiện ít hơn 3 lần/1 tuần
  2. Phân cứng hoặc đầu phân cứng và khó đẩy phân ra ngoài
  3. Phân có đường kính lớn có thể gây tắc nghẽn nhà vệ sinh
  4. Đau khi đi đại tiện
  5. Đau bụng
  6. Máu trên bề mặt phân cứng
  7. Nếu trẻ sợ rằng việc đi đại tiện sẽ bị tổn thương và đau thì bé tránh không đi đại tiện. Phụ huynh có thể nhận thấy trẻ bắt chéo chân, siết chặt mông, vặn vẹo cơ thể hoặc mặt tỏ vẻ khó chịu  khi cố gắng giữ phân.

Nguyên nhân táo bón:

  1. Do nguyên nhân cơ địa của bé hoặc gen di truyền, có những bé sinh ra đã có hệ tiêu hóa không khỏe mạnh dễ bị táo bón.
  2. Nguyên nhân do uống ít nước đối với trẻ lớn hơn 6 tháng.
  3. Trẻ ăn ít chất xơ, rau xanh với trẻ trên 6 tháng
  4. Trẻ ăn lượng ít dầu ăn và chất béo. Rất nhiều mẹ cho bé ăn dầu ăn tính theo đơn vị giọt, tuy nhiên trẻ bắt đầu nấu bột cần đảm bảo lượng dầu ăn tối thiểu 3-5ml.
  5. Trẻ đổi sữa, đổi đồ ăn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới táo bón.
  6. Luyện đi đại tiện cho trẻ: Nhiều mẹ có thói quen giục bé ngồi bô đi đại tiện, tuy nhiên điều này hoàn toàn không tốt, có thể dẫn tới tình trạng ức chế, trẻ cáu gắt và giữ phân, không muốn đi vệ sinh. Từ đó dần tạo thành phản xạ giữ phân không ị ở trẻ.

Hướng dẫn điều trị.

Hầu hết tình trạng sẽ tự điều chỉnh bình thường nếu mẹ áp dụng những biện pháp sau:

  1. Cho trẻ uống đủ nước
  2. ăn rau xanh đầy đủ
  3. Đảm bảo đủ lượng dầu ăn cho bé.
  4. bổ sung Men vi sinh như biogaia, ildong, lifespan… hoặc sử dụng các sản phẩm chống táo bón cho trẻ như pediakid táo bón (xanh lá)… nặng hơn có thể sử dụng mẹn tiêu hóa theo chỉ định của bác sỹ nhưng không được sử dụng thời gian dài.

Trong trường hợp vẫn táo bón dài hơn 2 tuần hoặc kèm theo các triệu chứng: Sốt, Nôn, Máu trong phân, Chướng bụng, Giảm cân, Vết nứt hậu môn, Sa trực tràng cần đưa bé đến các cơ sở y tế để điều trị.